Trang chủ » Tin tức » PHẦN 1: ĐÔI CÂU CHUYỆN VỀ ĐÔNG PHƯƠNG MỸ NHÂN

PHẦN 1: ĐÔI CÂU CHUYỆN VỀ ĐÔNG PHƯƠNG MỸ NHÂN

Đông Phương Mỹ Nhân (东方美人) – loại trà mà phải để rầy cắn thì mới ngon
PHẦN 1: ĐÔI CÂU CHUYỆN VỀ ĐÔNG PHƯƠNG MỸ NHÂN
294447937_987093198699628_6133720585980793734_n
Những câu chuyện về những loại trà hiếm và thú vị thì không hề ít nhưng chắc không có câu chuyện nào vượt trội được như câu chuyện về Đông Phương Mỹ Nhân (ĐPMN). Đối với nghề trồng trà, dù là đánh thuốc trừ sâu hay sử dụng các phương pháp vật lý thì nhất định cũng phải loại bỏ được côn trùng trên cây. Thế nên với những người không biết gì về trà, khi nghe những câu chuyện về người nông dân mong chờ sự xuất hiện của sâu bọ và mong chúng càng nhiều thì trà càng ngon quả thật là một điều đáng để nghi ngờ.
294305236_987093322032949_5403600779651237575_n
Vì lý do này, khi nói về trà ĐPMN – thức trà ô long tuyệt đẹp, điều đầu tiên ta phải đề cập đến chính là loại côn trùng đặc biệt mà người Việt ta gọi là rầy (小绿叶蝉). Với kích thước nhỏ bé cùng tốc độ di chuyển nhanh, kể cả khi tôi tới các cánh đồng trà và căng mắt lên tìm kiếm cũng khó có thể nhìn thấy chúng.
295456829_987093278699620_9133393033129579957_n
Khi những chú rầy này lớn lên, chúng sẽ hút nước của mầm và lá, gây cản trở sự phát triển của cây trà. Để bảo vệ mình, cây trà sẽ sản sinh ra chất chuyển hóa thứ cấp mà loài bọ ghét – đây cũng chính là thành phần tạo nên vị thơm tuyệt vời của loại trà này. Có một số giả thuyết cho rằng, cây trà sản sinh ra các chất có mùi mật ong hoặc hương hoa để thu hút nhện và các loại chim – kẻ thù của loài rầy.
294956146_987093375366277_1283769358305963683_n
Loại trà này được sản xuất lần đầu tiên cách đây cũng hơn 100 năm và cũng giống như rất nhiều những dòng trà khác xuyên suốt trong lịch sử trà, ĐPMN cũng là một sản phẩm trà được phát hiện một cách ngẫu nhiên. Do lỡ mất mùa thu hái trà và vì tiếc của, một người nông dân đã làm trà từ những chiếc lá bị rầy cắn xé và bán được trà với giá cao cho thương lái phương tây tại phiên chợ ở Đài Bắc. Bất ngờ với kết quả thu được, người nông dân đã kể lại chuyện với người dân trong xóm nhưng đều bị mọi người nghi ngờ và cho rằng người này đang khoác lác. Từ đó mà dòng trà này còn có biệt danh là “trà chém gió” (.膨风茶 hay 椪风茶 theo tiếng lóng của người Đài Loan).
295306562_987093218699626_9028843375931956016_n
Thời kỳ mà loại rầy này sinh sôi nảy nở thường vào khoảng ngày 6 tháng 6. Với thời tiết nóng nực tại Đài Loan thì thời điểm này là vào tầm mùa hè – cũng là thời điểm làm trà ĐPMN ngon nhất.
294579368_987093258699622_8048494376024167727_n
Như vậy chúng ta còn tồn tại một câu hỏi nữa. Liệu sau cái giá lạnh của mùa đông, những mầm trà non đầu tiên của mùa xuân sẽ được xử lý thế nào? Những mầm trà non của mùa xuân được tiếp đãi một cách trân quý nhất để tạo ra từ các dòng hồng trà tới trà xanh, và được bán với giá thành vừa phải với các hãng trà sữa hoặc các công ty sản xuất đồ uống. Sau đó, cây trà sẽ được dọn dẹp sạch sẽ và đợi sau hơn chục ngày, các mầm non mới nhú sẽ được sử dụng để tạo nên trà ĐPMN.
295239779_987095325366082_642447268475732843_n
Lúc này vì phải tạo điều kiện tốt nhất để rầy phát triển, người trồng trà sẽ không thể đánh thuốc trừ sâu từ đầu. Vốn dĩ vào mùa hè khí hậu nóng và ẩm thì người nông dân vốn dĩ sẽ phải sử dụng thuốc trừ sâu, tuy nhiên nhờ có sự xuất hiện của bầy rầy nên chúng ta có thể yên tâm uống trà sạch.
294668505_987093385366276_5302489032415526824_n
Sự thật về tên gọi Oriental Beauty – Đông Phương Mỹ Nhân được nữ hoàng Víctoria phong tặng là KHÔNG ĐÚNG. Bời vì vào thời điểm mẻ trà ĐPMN đầu tiên được bán thì nữ hoàng đã qua đời vào năm 1901. Các thương lái trà đã tạo ra một câu chuyện tiếp thị tuyệt vời.
Tác giả đã đi tới rất nhiều những vùng trồng trà và vẫn đã và đang nghiên cứu chi tiết các phương thức thu hoạch và sản xuất trà. Có những dòng trà sau khi thu hái chỉ cần vài chục phút là có thể sản xuất ra nhưng ngược lại, cũng có những dòng trà mà công cuộc chế tạo trà phải kéo dài vài ngày thậm chí là vài tháng.
294683980_987093312032950_3289718768535573_n
Nếu xét cả về góc độ bảo quản lâu dài trà kể cả sau khi thu hái, tôi nghĩ rằng không có loại trà nào có thể vượt trội hơn ĐPMN về độ chính xác và độ phức tạp. Mặc dù, đối với hầu hết các dòng trà Ô long thì công đoạn sản phẩm đều cần sự chính xác và phức tạp phụ thuộc vào từng dòng trà tuy nhiên không có phương thức nào phức tạp bằng ĐPMN.
Khi tìm hiểu về quy trình sản xuất của dòng trà này, mọi người sẽ hiểu tại sao tác giả lại có thể khẳng định như vậy.
Mời mọi người đón đọc Phần 2: Quy trình sản xuất Đông Phương Mỹ Nhân vào bài đăng ngày mai ^^
Tác giả và Chụp ảnh: Jin Jehyeong
Bài viết được dịch từ bài viết “차쟁이 진제형의 중국차 기행 – 벌레 먹어야 맛잇는 차, 동방미인” thuộc báo “Tea&Culture” ấn phẩm tháng 7/8 bời #jdt
Đôi lời về tác giả Jin Jehyeong: Ông là chuyên gia của nhiều sách viết về trà Trung Quốc tại Hàn Quốc. Hiện ông cũng là 1 blogger chia sẻ kiến thức về trà nói chung và trà Trung Quốc nói riêng có ảnh hưởng tại HQ.
Điện thoại: 0915.099.789 & 0961.108080
Địa chỉ: Cao Sơn Trà 8/312 Nguyễn Trãi, P. Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân, HN
Email: caosontra@gmail.com

Hotline:0915.099.789 & 0961.108080

Facebook:https://www.facebook.com/phongtracaoson